Việt Nam Cộng Hòa

Hãy trả công bằng lịch sử
TT Ngô Đình Diệm – TT Nguyễn Văn  Thiệu – Ai hơn ai?

Lê Tử Hùng
(source: motgoctroi.com)

  –  Đệ Nhất Cộng Hòa (1955 – 1963)
–  Đệ Nhị Cộng Hòa   (1967 – 1975 )

LTS : Loạt bài nầy không cao vọng viết lại lịch sử của hai nền Cộng Hòa Việt Nam ( Nam VN ) như các sử gia .  Tất cả viết dưới dạng người dân nhìn chính quyền dưới hai giai đoạn qua dư luận dân gian và địch vận của Hà Nội.  Dư luận lắm lúc có thật và cũng lắm lúc truyền khẩu huyễn hoặc, bôi nhọ chế độ của những thành phần đối lập không đứng đắn, tham si công danh mà bất tài vô tướng. Đó là chưa nói đến cộng sản luôn luôn tạo những chuyện vô căn cứ truyền bá trong giới bình dân nhẹ dạ. Loạt bài nầy viết lên những tin đồn đãi ấy để nhìn lại thời gian qua , rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Những dư luận không tốt, bịa đặt một trong những góc độ đóng góp làm suy yếu của hai nền chế độ Công Hòa Nam Việt Nam dẫn đến ngày tức tưởi 30 tháng 4 năm 1975. 

 

HAI CHẾ ĐỘ, HAI TỔNG THỐNG

 

 

 

 

Lịch sử chính thống viết không ngụy trang, viết không ngụy biện, thêm bớt, bênh vực, chỉ trích, có gì nói nấy từ nhân vật cho đến sự kiện mấy khi có được. Tìm sử liệu khách quan không thiếu nhưng phần nào ảnh hưởng do người viết thì xưa nay hãy còn tồn tại.

Người ta thường nói: Sức mạnh của một ngòi viết bằng một sư đoàn thì dư luận là một loại binh thư truyền khẩu bình dân tủn mủn mà vẫn có công hiệu trong đa số quần chúng bình dân đối với các quốc gia kém mở mang, chậm tiến về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Vì thế vào thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tiếng đồn đãi vô căn cứ làm tổn hại cho chính quyền nhất là vị lãnh đạo quốc gia.

Nói đến nền Đệ Nhất Cộng Hòa tất nhiên phải nói đến Tổng Thống Ngô đình Diệm. Tiếng khen chê về chế độ để cho lịch sử phán xét. Cũng như nền Cộng Hòa Đệ Nhị khi đề cập tới phải nói đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai vị Tổng Thống của hai giai đoạn Cộng Hòa Nam Việt Nam cùng một thể chế, cùng mộtt nền Cộng Hòa, cùng một cương vị như nhau – Tổng Thống kiêm Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội. Duy chỉ có khác, Tổng Thống Diệm ngoài hai chức vụ vừa nói, ông Diệm kiêm luôn Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Cho nên dưới thời Tổng Thống diệm chỉ có Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng ngang hàng với chức Bộ Trưởng. Vị Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng được nhiều người và dân chúng biết nhiều nhất là Ông Trần Trung Dung. Tất nhiên có nhiều cái khác nữa giữa nội các chính phủ của Tổng Thống Diệm với nội các chính phủ của Tổng Thống Thiệu nhưng chỉ lấy những điểm mà người dân dễ thấy, dễ biết và có lúc dễ dàng xuyên tạc ra câu đối, câu vè, chuyện tiếu lâm.

Bên cạnh chính phủ của ông có những người thân tín ruột thịt như Ông Ngô Đình Nhu, cố vấn Tổng Thống Diệm, một chức vụ ngoài nội các. Ông Nhu còn là một Dân biểu Quốc Hội mà dưới mắt dân chúng theo dõi những phiên khoáng đại hoặc những buổi họp Quốc Hội không hề thấy ông Nhu đi họp. Ông còn là Thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa. Một d0oàn thể ngoại vi cho chế độ. Ông lại là cha đẻ của thuyết Cần Lao Nhân vị. Đảng trưởng phong trèo Cách Mạng Quốc Gia. Ông Ngô đình Luyện, một trong người em Tổng Thống Dioem giữ chức Đại Sứ Anh Quốc cho đến năm 1963 ,chế độ sụp đổ thì chức Đại Sứ của ông Luyện cũng không còn nữa. Ông Ngô Đình Cẩn, em ông Diệm, ông Nhu, anh ông Luyện giữ chức ngoại vi, cố vấn chỉ đạo Miền Trung nhưng chi phối cơ quan an ninh tư trong chính phủ cũng như quan đội không phải là nhỏ. Đức cha Ngô Đình Thục vị lãnh đạo tinh thần xứ Vĩnh Long rôi Huế cũng chi phối chính phủ và quân đội rất lớn nhất là lãnh vực tôn giáo. Bà Ngô đình Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân vợ của ông Cố Vấn Ngô đình Nhu nắm giữ hai phong trào ngoại vi là Thanh Nữ Cộng Hòa và Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ.

Bà còn là dân biểu Quốc Hội đưa ra Đạo Luật Gia Đình nổi tiếng làm xôn xao dư luận bất lơi hơn là có lợi cho chế độ. Bà Ngô đình Nhu cũng như ông Ngô đỉnh Nhu không bao giờ có mặt những phiên họp Quốc Hội. Bà Ngô Đình Nhu là Thứ nữ của ông bà Luật Sư Trần Văn Chương một gia đình gia thế, điền chủ Miền Nam. Ông Bà Trần Văn Chương là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc đại diên cho chính phủ và chế độ. Đó là chưa kể những bạn bè, đồng chí, thân bàng quyến thuộc xa và những người đồng hương được chọn lựa vào những cơ quan trọng yếu bảo vệ chính quyến. Chính quyền tổng Thống Diệm kéo dài chín năm. Đến tháng 10 năm 1963 chấm dứt. Nếu tính đến tháng 10 năm 2005 thì chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa kỷ niệm 50 năm ( 1955 – 2005 ).

Về phần Tổng Thống Thiệu thuộc gia đình Trung nông. Hoạn lộ đi từng bước một thuần túy quân ngũ. Ông lên chức Tổng Thống từ năm 1967. Dù thời gian ngắn trước đó ông đóng vai trò nguyên thủ quốc gia nhưng thể chế không rõ ràng. Ông cũng như ông Diệm lên làm Tổng Thống do phổ thông đầu phiếu. Trong nội các chính phủ ông thiệu có bà con ruột thịt tham gia. Ông Nguyễn Văn Kiểu đại sứ tại Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan ) là anh ruột của Tổng Thống Thiệu. Cố vấn và Bí thư Hoàng Đức Nhả là cháu của Tổng Thống Thiệu. Ông Nhã còn giữ chức Tổng Cục Dân Vận ngang hàng với Thứ Trưởng. Bộ Trưởng Thông Tin rồi Bộ Trưởng Quốc Gia giáo dục Ngô Khắc Tĩnh cũng lả bà con thân thuộc của Tổng Thống Thiệu. Có một nhân vật người ta hiểu lầm là bà con với Tổng Thống Thiệu là Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát kiêm Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ông Bình quê quán Bạc Liêu, ông Thiệu quê quán Phan Rang, bà thiệu quê Mỹ Tho. Vì thế Ông Thiệu và ông Nguyễn Khắc Bình chẳng có gì liên đới họ hàng thân thuộc.

Nếu còn nghi ngờ, phu nhân của Tướng Bình bà con với bà Thiệu thì cũng nói luôn, bà Bình là người Cần Thơ. Thế là toàn bộ chắc ăn, hai gia đình ông Thiệu, bà Thiệu và gia đình Chuẩn Tướng Bình chẳng liên hệ dây mơ rễ má gì cả. Bà Bình thứ nữ – con gái út của Giáo sư Bùi Văn Nên, một vị giáo sư mô phạm khả kính trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Cần Thơ. Bà có ba bà chị nổi tiếng, bà Bùi Tuyết Mai phu nhân của một vị bác sĩ mà ai ở Cần Thơ vùng Chợ Mới đều biết đến. Đó là bác sĩ Hiệp. Mỗi lần ai đi chợ mới chỉ cần bảo xích lô chở tới ngã ba Bác sĩ Hiệp thì không thể lạc đường. Vì bác sĩ Hiệp là một lương y. Bà Bùi Tuyết Mai đổ cử nhân khoa học ở Montpellier Pháp. Bà chị kế tiếp là nữ giáo sư Bùi Tuyết Hồng giáo sư Pháp văn cho các trường Trung học Pétrus Ký, Võ Trường Toản, Centre Culturel Fransais Sài Gòn. Bà đổ cử nhân văn chương tại Đại Học Montpellier Pháp. Ai là thuyền nhân đến các trại tỵ nạn Thái Lan vào thập niên 80 đều biết danh tiếng cứu trợ của bà. Vì khi ấy bà là phu nhân của Đại sứ Hòa Lan tại Thái Lan. Bà chị kế tiếp của bà Chuẩn Tướng Bình là bà Bùi Tuyết Vân phu nhân của Trung Tá Trần Thanh Nhiên.

Trung Tá Trần Thanh Nhiên đã từng phục vụ tại Trung Ương Tình Báo số 3 đường Bạch Đằng Sài Gòn (bên cạnh Bộ Tư Lệnh Hải Quân) rồi giữ chức Tỉnh Trưởng Bến Tre, kế tiếp Tỉnh Trưởng Mộc Hóa dưới thời Tổng Thống Thiệu. Ông đột ngột xin từ chức Tỉnh Trưởng Mộc Hóa mà đến nay không mấy ai biết vì lý do gì. Vì ông không nói tại sao cả. Tuy nhiên dư luân đồn đãi,ông là Tỉnh Trưởng trong sạch bị áp lực tham nhũng ở cấp trên mà ông không thực hiện nên quyết định từ chức. Chuyện nầy chỉ có ông và trời biết mà thôi. Hiện nay gia đình Tướng Bình, Trung Tá Trần Thanh Nhiên trú ngụ tại San José, thuộc miền Bắc California.

Trở lại chuyện Tướng Bình cho sáng tỏ về sự liên đới bà con với Tổng Thống Thiệu hay không. Trước năm 1963, Thiếu Tá Nguyễn Khắc Bình giữ chức Tỉnh Trưởng Mỹ Tho. Nhân cuộc đảo chánh 1/11/ 1963, Đại Tá Nguyễn Hữu Có (về sau là Trung Tướng Nguyễn Hữu Có ) một trong những Ủy Viên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Tướng Dương Văn Minh đang ở trong vòng bí mật, hoạt động lật đổ chính quyền Ngô đình Diệm đã được lệnh tối mật từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho chiêu dụ Thiếu Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Khắc Bình theo phe đảo chánh. Đại Tá Có yêu cầu Thiếu tá Tỉnh Trưởng cất bắc Mỹ Thuận trước 12 giờ trưa ngày 1/11/ 63 với mục đích cắt quốc lộ miền Tây chặn Tư Lệnh Vùng 4 là Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao nổi tiếng trung thành với chế độ Ngô Đình Diệm.

Dư luận lúc bấy giờ nói rằng, Thiếu Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Khắc Bình lừng khừng giữa đảo chánh và chế độ Ngô đình Diệm nhưng vẫn hứa tuân lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng qua Đại Tá Nguyễn Hữu Có. Tuy nhiên vẫn hành sử dè dặt chờ thời đợi thế. Vì vậy khi tiếng súng đảo chánh nổ vang khởi đầu từ Tiểu Đoàn1 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Trưởng Đại Úy Đỗ Như Luận và Tiểu Đoàn Phó Đại Úy Chu Văn Trung đóng quân bên cạnh sân vận động Quân đội và Bộ Tổng Tham Mưu chiếm Bộ Chỉ Huy Sở Liên Lạc để cô lập hóa vị chỉ huy trưởng sở nầy là Đại tá Lê Quang Tung ( Sở Liên Lạc thuộc Nha Kỹ Thuật ; cơ quan huấn luyện Biệt Kích thả Bắc ; sau nầy là biệt kích Lôi Hổ ). Tiểu Đoàn 1 Truyền Tin chiếm Sở Liên Lạc dễ dàng vì ở đây chỉ là cơ quan hành chánh ngụy trang và trong lúc ấy Đại Tá Lê Quang Tung đang đi họp tại Bộ Tổng Tham Mưu do nhóm Tướng lãnh đảo chánh ngụy trang buổi họp vào ngày đầu tháng để bắt giữ những sĩ quan cao cấp không theo đảo chánh. Tiếng súng đảo chánh đã lan đến, đồng nhịp tại Tổng Nha Cảnh Sát góc đường Nguyễn Trãi và đường Cộng Hòa (tục gọi là Thành Ô – Ma) cùng Nha Cảnh Sát Đô Thành trên đường Trần Hưng Đạo. Lúc đó kim đồng hồ chỉ 1giờ 30 phút trưa ngày 1/11/1963, Đô Đốc Feld Tư Lệnh Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương rời khỏi dinh Gia Long vừa vặn 1tiếng đồng hồ sau khi chúc mừng Tổng thống Diệm nhân dịp lễ Chư Thánh (Tous Saint). Tình hình Thủ Đô trông bề bề căng thẳng và lợi điểm cho phe đảo chánh thì tại Mỹ Tho mới có lệnh cất bắc Mỹ Thuận.

Đảo chánh 1/11/ 63 thành công, Đại Tá Nguyễn Hữu Có báo cáo với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bắt giữ Thiếu Tá Tỉnh Trưởng Mỹ Tho, Thiếu Tá Nguyễn Khắc Bình với tội trạng chống lại Hội đồng, bất tuân lệnh, tay chân trung tính của chế độ Ngô đình Diệm, cất bắc Mỹ Thuận chậm trễ. Thiếu Tá Nguyễn Khắc Bình bị giam giữ và giãi về Nha An Ninh Quân Đội ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn. Đại Tá Có đề nghị với Hội Đồng Tướng Lãnh Quân Nhân Cách Mạng đưa Thiếu Tá Nguyễn Khắc Bình ra Tòa Án Quân Sự xét xử. Nhưng gần một tháng sau, Tướng Nguyễn Khánh Tư Lệnh vùng 2 cùng với Đại Tá Nguyễn Chánh Thi Phó Tư lệnh làm cuộc chính biến gọi là ngày chỉnh lý.

Tướng Khánh lên cầm quyền với Tam Đầu Chế cùng với Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Thiện Khiêm ( thường gọi là chế độ ba kiềng, Khánh- Minh – Khiêm). Mọi quyền bính trong tay Tướng Khánh. Có cuộc binh biến nầy, Thiếu tá Nguyễn Khắc Bình được thả. Và trong một thởi gian ngắn sau đó, Thiếu Tá Bình được tái bổ nhiệm Phó Đổng Lý Bộ Quốc Phòng. Sau một thời gian nữa ông được thăng cấp Trung tá rồi đi làm Tùy Viên Quân Sự cạnh Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Tây Đức, nhiệm kỳ 2 năm. Tướng Bình rời Việt Nam đi giữ chức tùy viên Quân Sự nhưng ông có duyên với Tổng Thống Thiệu nên được trọng dụng sau nầy. Theo dư luận lúc bấy giờ, nhân một buổi đi thăm Âu Châu có tính cách cá nhân, bà Thiệu có ghé Bonn, Thủ Đô Tây Đức lấy bấy giờ và có cuộc hội ngộ vô tình với phu nhân Tướng Bình. Bà Bình hướng dẫn bà Thiệu đi mua sắm và trở nên thân tình. Lý do nầy bắc cầu quen biết giữa Tống Thống Thiệu và Tướng Bình.

Tình hình Nam Việt Nam lúc bấy giờ không mấy yên ổn ở hậu phương. Tin đồn đảo chánh liên miên được nghe qua lỗ tai người dân. Ông Thiệu chưa củng cố được nội bộ. Nghĩa là thiếu người thân tín chung quanh. Trong lúc Thiếu Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ giữ chức Phó Tổng Thống mà không thuận với ông Thiệu. Phía bên cánh ông Kỳ coi bộ mạnh hơn vì suốt trong thời kỳ nắm chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp ông có một số lớn thân tính bộ hạ. Ông Kỳ bị sức ép của hội Đồng Tướng Lãnh nên mói chịu đứng Phó với ông Thiệu. Vì vậy khi lên chức Tổng Thống ,Ông Thiệu khá cô đơn khi nói về những nhân vật cấp dưới trung thành với ông. Vì thế Tổng Thống Thiệu phải củng cố tay chân thân tín từng bước một. Đó là tính tình kỷ lưỡng của Tổng Thống Thiệu. Tình trạng như vậy nên bà Thiệu nhắc nhở về Tướng Bình đang ở Tây Đức. Khi vừa hết nhiệm kỳ giữ chức Tùy Viên Quân Sự, Tướng Bình có ý định xin lưu nhiệm thêm hai năm nữa nhưng vì lời giới thiệu tốt lành của bà Thiêu với ông Thiệu nên Tướng Bình được gọi về nước. Tướng Bình về, đợi lệnh bổ nhiệm trực tiếp từ Tổng Thống Phủ. Nhưng ông đã đợi chờ cả tháng mới được bổ nhiệm. Một sự bổ nhiệm làm ngạc nhiên trong giới quân nhân từ cấp Tá trở lên. Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm một ông Trung Tá thay thế một ông Trung Tướng đang giữ chức Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo tọa lạc tại số 3 đường Bạch Đằng. Đó là Tướng Linh Quang Viên.

Nhậm chức Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo ngang hàng với cấp Thứ Trưởng trong nội các chính phu nhưng độc lập với hệ thống hàng dọc qua Phủ Tổng Thống. Ông Bình là một sĩ quan giỏi về tổ chức nên chấn chỉnh lại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo từ nội bộ cho tới bên ngoài được hữu hiệu hơn thởi dưới sự chỉ huy của Tướng Linh quang Viên. Vì thế ông được tin dùng. Không bao lâu ông Bình lên Đại Tá rồi kiêm luôn Tư Lệnh Cảnh Sát và lại thời gian ngắn nữa ông được thăng cấp Chuẩn Tướng cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ, 30 tháng 4 năm 1975. Tiếng đồn tãi trong giới sĩ quan cao cấp cảnh sát và Biện lý nói rằng Tướng Bình ra đi lặng lẽ mà cấp thời không một lời với cấp dưới, lại còn ra lệnh cấm cản các cấp không được di tản. Tiếng than phiền nầy hư thực như thế nào không hiểu được nhưng chủ ý nằm trong góc cạnh về dư luận của loạt bài nầy nên nói ra đây. Và cũng chủ ý nói về Tướng Bình để giải tỏa sự liên đới giữa Tướng Bình với Tổng Thống Thiệu về liên đới bà con thân thuộc.

Bây giờ tháng 10 năm 2005, đánh dấu cái mốc từ Quốc Khánh 26 tháng 10 của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trôi qua 50 năm, nửa thế kỷ rồi. Ngày 26 tháng 10, Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là ngày hội lớn của Miền Nam Việt Nam chỉ thua ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam mà thôi. Nền Đệ Nhị Cộng Hòa ngày Quốc Khánh mù mờ nếu không muốn nói là không rõ rệt của sự ấn định. Bởi thế mới sinh ra ngàyQuân Lực. Ngày Quân lực được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 hàng năm do Tướng Nguyễn Cao Kỳ và diễn binh trên đại lộ Trần Hưng Đạo lần đầu tiên. Theo dư luận, đáng ra ngày quốc Khánh của nền Đệ Nhị Cộng Hòa là ngày1 tháng 11, ngày lật đổ Tổng Thống Diệm, nhưng ngày ấy là ngày của nhóm Tướng lãnh do Tướng Dương Văn Minh chiến thắng Tổng Thống Diệm, nên Tổng Thống Thiệu tránh né khỏi mất lòng với khối công giáo và những Đảng phái chống nhóm Tướng lãnh Dương Văn Minh. Vì thế dưới thời Tổng Thống Thiệu chỉ có ngày Quân Lực khá rộn rã nhưng không thể bằng ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 dưới thời Tổng Thống Diệm.

Nền Đệ Nhất Cộng Hòa có những năm đầu dân chúng ,đất nước trong hòa bình. Tổng Thống Diệm có thời gian chấn chĩnhđất nước và quân đội. Từ 1955 đến 1960, tính được 4 năm thanh bình, dù có hoạt động du kích của Việt Cộng mà chính phủ hầu như giấu kín. Những cuộc hành quân của quân đội có vẻ bí mật. Mãi đến ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Hà Nội thành lập thì chính quyên mới công khai cho toàn dân biết cộng sản gay chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Kể từ đó Nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở trong bầu không khí chiến tranh. Dưới thời Tổng Thống Thiệu lãnh đạo chiến tranh triền miên và khốc liệt không ngưng nghỉ. Tổng thống Diệm đối ngoại, đối nội tương đối không khó khăn vì giải giới giáo phái, ngăn chận các đảng phái hoạt động chỉ có đảng Cần Lao Nhân Vị và Phong trào Cách mạng Quốc gia là hoat động công khai.Về đối ngoại nhiều quốc gia trên thế giới giao hảo va 2 công nhận nền Đệ Nhất Cọng Hòa. Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ, viện trợ. Phái bộ cố vận Mỹ ở cấp Bộ về hành chánh. Cố vấn quân sự cấp quân đoàn và sư đoàn.

Tổng Thống Mỹ đón tiếp Tổng Thống Diệm nguy nga tráng lệ ở Hoa Thịnh Đốn, Thủ Đô nước Mỹ và Tổng Thống Mỹ Esenhower tuyên bố Nam Việt Nam là tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á, cam kết viện trợ triệt để. Tổng thống Thiệu với nền Đệ Nhị Cộng Hòa gặp phải rất nhiều khó khăn. Giặc bên ngoài và nội loạn bên trong. Cả hai đều là hai kho thuốc súng lúc nào cũng muốn bùng nổ. Suốt 8 năm cầm quyền từ một vị Tướng lãnh mái tóc đen trở thành bạc trắng về phía phía sau đỉnh đầu. Ben ngoài Thủ Đô Cộng quân hằng ngày tấn công ở các đơn vị quân đội đóng quân. Nhiều kế hoạch hành quân trên bốn vùng chiến thuật thanh toán diệt Cộng không rảnh tay mà chiến tranh càng ngày càng leo thang khốc liệt. Viện trợ Mỹ dồi dào cho chiến sự hơn là kiến thiết xứ sở. Kinh phí viện trợ thời Tổng Thống Thiệu gấp bội phần thời Tổng Tống Diệm . Điều dễ hiểu là kinh phí quân sự dồi dào để tảo thanh Việt Cộng. Cũng như Tổng Thống Diệm, Tổng Thống Thiệu không thắng được Cộng sản trên chiến trường chính trị mà có thể thắng Cộng Cộng quân trên chiến trường. Thời Tổng Thống Diệm chỉ có phái bộ cố vấn Hoa kỳ. Thời Tổng Thống Thiệu, cả năm trăm ngàn quân Hoa kỳ vào Nam Việt Nam và có mặt trong bốn Quân Đoàn, bốn vùng chiến thuật. Cố vấn Mỹ hiện diện xuống đến cấp quận về hành chánh và cấp Tiểu Đoàn về quân sự.

Trong bối cảnh chính trị và quân sự hồi bấy giờ với một Miền Nam vừa khôi phục thoát ra khỏi quỹ đạo của người thực dân Pháp thì dần đến lệ thuộc viện trợ Mỹ. Một tiểu nhược quốc lại bị chia hai, miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam, hai thể chế khác nhau, ngược nhau, chống nhau, tiêu diệt tranh chấp để sinh tồn. Một một cụm từ ngữ trong báo chí , trong sách vở , trong những bích chương tuyên truyền là cuộc chiến ý thức hệ giữa quốc gia và cộng sản. Miền Nam hô hào bài phong, đả thực, diệt cộng. Miền Bắc hô hào tiêu diệt Ngụy quân, Ngụy quyền, lính đánh thuê từ Pháp đến Mỹ rồi tiến dần đến đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Song song với việc tuyên truyền ấy, miền Bắc khai thác tuyên truyền truyền khẩu trong dân gian, cốt cán nhắm mục tiêu vào các đô thị qua những phu xích lô, những quán hớt tóc, những chợ xép, quán cóc đầu đình xó chợ… Xuyên tạc, bôi đen chế độ, thổi phồng dư luận tràn ngập lên giới trí thức, chánh khách như chuyện chắc nịch, có thật trên đời, dù ban đầu minh định hoang tưởng. Như vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa chế độ đang được lòng dân qua sự tín nhiệm Tong Thống Ngô Đình Diệm thì dư luận xuyên tạc vào ông Cố Vấn Ngô đình Nhu. Nào ông Nhu là loại người thâm hiểm. Ông là cái sườn của chế độ, không có ông là chế độ sụp đổ bất cứ lúc nào. Ông Diệm bám vào ông Nhu để điều hành quốc gia. Ông Nhu nghiện thuốc phiện nên ông có nhiều thủ đoạn không ai tiên đoán trước được hành động của ông. Ông là hạng mưu sĩ đáng sợ. Trong lúc ấy những nhân vật trọng yếu ở Dinh Độc Lập rồi khi Dinh nầy bị đánh bom, Tổng Thống Diệm về Dinh Gia Long, xác nhận rằng, ông Nhu không hề hút thuốc phiện mà hút thuốc lá đen, đốt liền tay. Ông hút thuốc lá như mưa nên bà Nhu giới hạn, chỉ cho ông hút bốn điếu một ngày mà từng điếu thuốc đã cắt ra làm đôi. Hết thuốc phiện đến mô tả sự lầm lì , khinh người, khinh luôn cả hàng Bộ trưởng và Tướng lãnh.

Sự tuyên truyền qua dư luận chủ ý làm mất uy tín cá nhân ông Nhu ảnh hưởng qua chế độ trong lúc Tổng Thống Diệm luôn luôn tìm thế đứng nhân dân Nam Việt Nam ủng hộ. Càng lúc dân chúng càng tin những tiếng đồn đãi ấy. Người ta còn xì sầm với nhau muốn ông Nhu rời khỏi ông Diệm ra nước ngoài thì chế độ mới giảm bớt sự nguy hiểm . Đó là vào thời gian sau vụ đảo chính hụt 11thang 11 năm 1960 do nhóm sĩ quan cấp tá, Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Phan phụng Tiên… cùng một vài Đảng phái chủ xướng. Không riêng gì ông Ngô Đình Nhu làm cái đinh cho dư luận xuyên tạc, bà Ngô đình Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân cũng không tránh khỏi.

Phong trào phụ nử liên đới do bà Nhu làm thủ lãnh thì được gọi là Phụ Nữ Liên Đái. Cô Ngô Đình Lệ Thủy trưởng nữ của ông bà Nhu học ẹ mà đổ Tú Tài vào Trường Đại Học Y Khoa Sài gon rồi xuất ngoại. Chẳng qua cô Thủy theo mẹ gia nhập Thanh Nữ Cộng Hòa, bắn súng giỏi. Ông Nguyễn Thiện Nhơn can đảm và tin tưởng cầm hai tay hai cái bong bóng cho Cô Thủy nhắm bắn. Cô Thủy là thiện xạ súng Carbine M1. Ông Nguyễn Thiện Nhơn về sau ,có một giai đoạn làm quân sư cho Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Vì chính trị dơ bẩn, lắm lúc dân chúng không chuẩn đoán được những tiếng đồn đãi xấu xa khởi từ Cộng Sản hay từ những chánh khách Xa-lông, xôi thịt . Thật là hỏa mù dày đặc về tiếng đồn không tốt cho hai chế độ Cộng Hòa Nam Việt Nam mà số người vẫn tin có thật không phải là thiểu số, kể cả giới khoa bảng và đại khoa bảngtrên toàn cõi cả nước. Một tin đồn quá quắt cũng lắm người bàn tán bà Nhu dang díu với người nầy qua người khác như Đại Sứ Hoa kỳ Nolting, Tướng Trần Văn Đôn, dân biểu Giáo sư Hà Như Chi, thậm chí cả Tổng Thống Diệm.

Hoàn toàn là những chuyện bịa đặt để đóng góp vào việc hạ bệ chế độ. Sau đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963. đời sống xa quê hương, đầy tư cách của một góa phụ Ngô đình Nhu là việc chứng minh cụ thể nhất cho những tin đồn vô đạo đức ấy, chẳng qua bôi bẩn vì mưu đồ chính trị hoặc từ Cộng sản mà ra. Thêm một thủ đoạn bôi nhọ là qua ngày 3 tháng 11 năm 1963, sau đảo chánh chế độ Ngô đình Diệm chỉ vài ngày, trên đường phố Sài gòn người ta chuyền tay cho nhau xem hình bà Nhu lõa thể nhưng nghệ thuật ghép hình ấu trĩ nên những vụ tuyên truyền ác ý với bà Nhu từ đó phai nhạt. Hơn nữa chế độ đã cáo chung thì sự tuyên truyền bôi nhọ cũng chuyển hướng, tìm mục tiêu mới. Và cũng trong những ngày ấy dư luận xấu còn thoi thóp đeo đuổi chế độ Ngô Đình Diệm là những hình ảnh Play Boy được loan truyền là có rất nhiều ở trong dinh Gia Long. Những cuốn báo nầy của ông bà Ngô Đình Nhu, Tổng Thống Diệm nhưng sự thật là của một số sĩ quan của Lữ Đoàn Liên Minh Phủ Tổng Thống. Bôi bác ngoài sự thật mà vẫn lắm người thích nghe là vậy.

Tiếng đồn đãi phần lớn không được tốt là mục đích chính. Hết chuyện ở Trung ương thì đến các tỉnh. Nào là các khu trù mật như Vị Thanh toàn trồng những cây giả tạo. Chương trình khu trù mật loan ra là thất bại hoàn toàn. Khu trù mật Diêm Điền, Cái Sắn, Vị Thanh… mỗi khi Tổng Thống Diệm kinh lý ở đó thì các ông Tỉnh Trưởng thôi thúc dân đem những cây ăn trái đã có quả, bứng từ vùng khác đem về trồng tạm để báo cáo với Tổng Thống là thành công lớn và dân tình nhờ đó mà an cư lạc nghiệp. Khi Tổng Thống ra về chỉ trong vài ngày là úa tàn chết ngắc. Tiếng đồn như thế mà cũng là tiếng đồn, lắm người truyền miệng cho nhau coi như chuyện thật và lạ lùng xẩy ra trong đời người. Họ truyền khẩu với nhau như chính mình đã chứng kiến tại nơi, tại chốn. Tiếng đồn vang lên trong các đô thị, người kể thậm thà thậm thụt như chuyện bí mật quốc gia nếu có ai nghe thấy bị lãnh án tử hình. Vì quan trọng hóa rồi thêm gia vị cho người nghe dễ bề tin tưởng có thật như đinh đóng cột.

Về bên quân đội, có tin loan ra, ĐạiTá Lam Sơn chỉ huy một đơn vị ở Quảng Trị bạt tai viên cố vấn Mỹ vì viên cố vấn nầy khám súng một quân nhân Việt Nam, súng dơ liền lấy ngón tay quẹt vào dầu lau súng bôi lên mặt quân nhân ấy nên Đại tá Lam Sơn tự ái dân tộc đánh viên cố vấn. Chuyện như thế làm sao xẩy ra được. Vì nó không có một cơ sở nào cả. Và cũng chuyện tát tai, tiếng đồn bà Nhu đánh ông Tướng nầy, ông Tướng nọ hay ông Tá kia, cứ thế thêu dệt như chuyện kiếm hiệp, Phong Thần. Nếu có một suy nghĩ nhỏ thì chẳng bao giờ mắc mưu những tin đồn nhãm nhí ấy.

Hôm nay ở hải ngoại nhìn lại 50 năm qua khi chế độ Ngô đình Diệm còn tại vị hoặc vào thời điểm tháng11 năm 1963 bị sụp đổ chắc chắn thấy những vết ung nhọt trong khía cạnh tin đồn nhãm nhí để bôi nhọ một chế độ. Và biết đâu là sự thật thì đã muộn nhưng có được một kinh nghiệm vì đã trưởng thành nhận định. Đó là điều không phải là phí lãng nhìn lại một thời cuộc đi qua mà không bao giờ trở lại. Nó đa là lịch sử của một giai đoạn.

Dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không kém những lời đồn đãi, dị nghị phát xuất trong dân chúng mà nếu có suy nghĩ bình dị thì chẳng biết xuất phát từ cội nguồn nào mà ra sự kiện.Những chuyện thuộc loại lắm mồm, lẻo mép, phao vu sự hiểu biết nhỏ nhặt hạ cấp như ông Hoàng Đức Nhả ra Đà Nẳng bạt tai ông Tướng Tư Lệnh vùng vì ông nầy không nghiêm chào ông Cố Vấn, cháu Tổng Thống. Rùa kêu đá nổi cho kẹo ông Hoàng Dức Nhã cũng không dám chuyện ấy. Thế mà câu chuyện khôi hài nầy cứ chuyền miệng, nói như thiệt. Chuyện Tổng Thống Thiệu mê xướng nũ ngôn viên Vô tuyến truyền hình, nữ casĩ, đi câu cá Vũng Tầu để có dịp thăm bồ, hoặc tì tẹo với vợ của ông Tướng nào có vợ đẹp rồi cho ông Tướng đó lên chức. Toàn là nói chuyện dởn chơi và thấy sự đời dễ như trở bàn tay để người ta tin tưởng. Suy nghĩ không đòi hỏi chín chắn thì mẫu truyện đồn còn thua chuyện trẻ con nô đùa ngoài đường phố, thế mà lắm người tin cho được để mà làm quà câu chuyện với mục đích loan truyền, tự vổ ngực biết được những gì thâm cung bí sử.

Phải công bình nói rằng những tin đồn xuyên tạc dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa không nhiều bằng thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Những người bà con của Tổng Thống Thiệu như Ông Đại Sứ Nguyễn Văn Kiểu, Ông Bộ Trưởng Ngô Khắc Tĩnh không bị dựng chuyện nhiều như vợ chồng ông bà Ngô đình Nhu, Đức cha Ngô đình Thục và ông Ngô Đình Cẩn thuộc gia đình Tổng Thống Diệm. May chăng dưới chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa cái đinh để tạo dựng dư luận dân gian chỉ nhắm phần lớn vào ông Hoàng Đức Nhã mà thôi. Điểm đặc biệt về bà Thiệu dân chúng có nói đến nhưng rất hiếm hoi, ngoại trừ tiếng đồn đãi vụ còi hụ Long An. Vụ còi hụ Long An là môt nhóm từ ngữ nói về vụ buôn lậu thuốc ba số 5 và rượu Cognac Hennessy, được xe quân đội GMC chở từ miền Tây lên Sài gòn trong giờ giới nghiêm. Vụ nầy tiếng đồn lang bang, không rõ ràng là cánh bà Thiệu chơi đậm cánh bà Khiêm ( Lúc nầy Tướng Khiêm giữ chức Thủ Tướng) để trả đũa vụ đồng đại bác Lai Khê. Vụ nầy cũng được liệt kê loại tin đồn vô căn cứ. Tin đồn thì lúc nào cũng thổi phồng cho đến lúc ảnh hưởng đến chế dộ là mục đích sau cùng. Vụ nầy tiếng vang rất lớn, rất tai hại cho chính quyền Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu khi dính líu đến các phu nhân quyền uy đi buôn lậu. Bọn đầu cơ chính trị, bọn đối lập cuội, bọn hòa giãi hòa hợp cùng Việt Cộng, Việt gian nối tay dài chống chế độ nên được cơ hội loan truyền nhắm vào bà Thiệu.

Vụ còi hụ Long An là một giai thoại mà dân chúng coi là một vụ buôn lậu lớn nhất rồi bị chìm xuồng dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa T.T Nguyễn Văn Thiệu. Vụ nầy cũng coi tương đương, không kém gì vụ buôn gạo lậu miền Trung, nhân vật bị kết tội tù là ông Ung Bảo Toàn dưới thời Tổng Thống Ngô đình Diệm. Vụ Còi hụ Long An không hề có ai tù tội. Nhiều dư luận nói về vụ buôn lậu nầy nhưng mỗi tiếng đồn mỗi khác . Những tiếng đồn, tất nhiên phát xuất từ giới quân nhân là giới đáng tin cậy. Và có thể nói đủ các cấp đã nói ra về tin ấy mà nổi đình nổi đám nhất là vùng Đô Thành Saigon – Gia Định thuộc Quân Khu Thủ Đô. Sự kiểm chứng tin tức không rõ ràng và chắc chắn. Nên trong lòng dân tin rằng chuyện có thật mà vẫn ở trong hỏa mù, mơ hồ. Lý do từng cấp trong quân đội biết tin theo giới hạn.

Báo chí cũng không loan tin rộng rãi, chi tiết. Lý do vào thời gian ấy chế độ kiểm duyệt gắt gao dưới sự điều động của Tổng Ủy Dân Vận, một cơ quan ngang hàng cấp bộ và hiểu một cách rõ ràng hơn Tổng Ủy Dân Vân là hậu thân của Bộ Thông Tin như các chính quyền từ thời Tổng Thống Diệm, hay sau đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 của các chính phủ do quân đội thành lập. Tổng Ủy Dân Vận biến đổi danh xưng nhưng điều hành vẫn theo lối cũ của Bộ Thông Tin. Người đứng đầu Tổng cục Dân Vận là Ông Hoàng Đức Nhã cháu của Tổng Thống Thiệu. So với tuổi tác hồi bấy giờ, ông Nhã liệt vào hạng người tham chính rất trẻ. Báo chí bị kiểm duyệt như thế thì dân chúng làm sao tận nghe, tận hiểu được vụ buôn lậu Còi Hụ Long An dây mơ rễ má từ đâu mà có, từ đâu mà ra. Đó là chưa nói, thời Đệ Nhị Cộng Hòa còn có luật lệ báo chí phải đóng 20 triệu tiền thế chân mới được xuất bản. Còn trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa không có chế độ kiểm duyệt báo chí nhưng tự kềm chế cho chính mình như là một chế độ kiểm duyệt vô hình dưới con mắt cú vọ của Sở Nghiên Cứu Xã Hội do bác sĩ Trần Kim tuyến cầm đầu và về sau nầy Đại Tá Phạm Thu Đường trông coi. Nhưng chỉ đạo là Ông cố vấn Ngô đình Nhu. Chuyện Bác Sĩ Trần Kim Tuyến thất sủng cũng là một tiếng đồn đãi không kém phần quang trọng, sẽ nói sau để được đồng hành với những nhân vật thất sủng dưới thời Nguyễn Văn Thiệu.

Trở lại vụ Còi Hụ Long An, được dị nghị qua những nguồn tin, hai phu nhân nhất nước chơi nhau. Chơi ngầm. Chơi trả đũa về quyền lợi.Từ đó vô tình hay chủ ý, vụ buôn bán vỏ đạn đồng đại bác do bà Khiêm, phu nhân của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đứng ra cầm đầu.Vỏ đồng đai bác nguồn cung cấp từ căn cứ Lai Khê. Căn cứ quân đội Mỹ mà về sau là căn cứ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh.Truyền khẩu là mỏ đồng ở đó nhưng chắc chán không ai thấy mặt ngang mặt dọc, kho đồng ở đó như thế nào! Mà còn nói vì vụ đồng ấy mà Tướng Lịch, Đại Tá Hiếu phải ra tòa án vùng 3 chiến thuật mới chết chứ! Vì đồng không có khi đạn đại bác của Mỹ viện trợ không còn làm bằng đồng mà một thứ kim loại khác. Bà Khiêm cho rằng ông Tướng, ông Tá lừa mình nên bảo chồng tìm cách truy tố cho mấy ông nầy đi tù, giáng cấp. Tiếng đồn chuyện nọ xọ qua chuyện kia mà liên đới mắc xích làm cho câu chuyện càng có bảo đãm. Bà Thiệu chơi bà Khiêm vụ đồng đại bác thì bà Khiêm chơi bà Thiệu về vụ Còi hụ Long an.

Những người kể, nếu có chuyện thật thì cũng tam sao thất bản và câu truyện chẳng ai biết nó xuất phát ở ngõ ngách nào, nhân vật nào xì ra, ở Phủ Tổng thống hay Phủ Thủ Tướng!? nhưng nghe là cứ nghe và sẳn sàng kể lại cho người quen biết bất cứ ở chổ nào, bất cứ trường hợp nào nếu cảm thấy thuận tiện ngồi, đứng, nhỡn nhơ nói chuyện chính trị đất nước. Bất cứ người nào truyền khẩu tin đồn đều như chứng nhân là mình. Nếu có người bắt bẻ thì bảo rằng có người bạn, người thân hoặc người nào đó ở trong hai cái phủ quyền uy kể lại. Rồi cứ thế, thao thao bất tuyệt không nghĩ đến hậu quả tai hại mà chỉ muốn người khác cho mình là người biết quá nhiều thì khoái chí hãnh diện.

Vụ còi hụ Long An là một vụ bắt bớ tình cờ. Một tai nạn không mấy ai lường được nếu ai là kẻ chủ mưu trong vụ buôn lậu ấy. Vụ bắt bớ hiện trường tại cầu Long An. Một chiếc cầu quan trọng bậc hai sau cầu Bến Lức, Bắc Mỹ Thuận cửa ngõ vào Đô Thành Saigon từ miền Tây và ngược lai. Tai nạn buôn lậu nầy nằm trong lãnh địa tỉnh Long An mà ông Tỉnh Trưởng tỉnh nầy là Đại Tá Lê Văn Năm bào đệ của ông Đại tá Tỉnh Trưởng Gia Định Lê văn Tư ( lúc nầy chưa lên Tướng). Nói về tin đồn đãi, lúc nào cũng tin tức dưới dạng nầy cả, một đoàn xe mười bánh GMC nhà binh, có mui vải bịt kín từ miền Tây nối đuôi nhau chạy lên Saigon. Xuất phát từ tỉnh nào không nghe nói rõ mà chỉ nhấn mạnh về việc xe nhà binh buôn lậu. Lúc đầu là các ông lớn chủ mưu. Càng lúc về sau nói rằng các bà lớn chủ mưu. Một đoàn xe buôn lậu chạy công khai giữa ban ngày thì trước nhất có tổ chúc với nhiều ông tai to mặt lớn mới lên đến cửa ngõ Thủ Đô. Đoàn xe đi luôn trong giờ giới nghiêm nhưng đến cầu Long An thì tắt nghẻn ở đó…

Vụ tai nạn bất thần, khi không mà xẩy ra để cho đoàn bị bắt, nguyên nhân chỉ vì anh lính Địa Phương Quân gác cầu Long An trong giờ giới nghiêm đã xuất sắc thi hành máy móc lệnh cấp trên. Nghĩa là trong giờ giới nghiêm nội bất xuất, ngoại bất nhập trên cầu Long An dù có giấy tờ của ông trời cũng không cho qua cầu. Ngoại trừ khi có lệnh trực tiếp của Tiểu Khu Tỉnh Long An thì may ra mới có phép vượt cầu Long An để vào lãnh địa Quân Khu Thủ Đô. Chỉ huy đoàn xe chờ đầy thuốc lá ba số 5 và rượu Hennessy nước đục, mờ, đỏ và nắp đủ mầu để phân biệ thứ rượu ngon, rượu vừa mà thị trường của các chủ Bar, nhà hàng đòi hỏi là một sĩ quan cấp Tá. Tin loan ra ngoài không nói rỏ sĩ quan cấp tá đó thuộc đơn vị nào nhưng ông ta không khuất phục được anh lính Địa Phương Quân gác cấu Long An trong giờ giới nghiêm. Dân chúng cũng vừa nghi vừa ngờ ông Đại Tá Tỉnh Trưởng Long An có dính líu vào vụ buôn lậu nầy. Nhưng có tin đồn nế ông Tỉnh Trưỡng Long An có dính líu thì đoàn xe đã trót lọt rồi. Vì sau đó không bao lâu ông Tỉnh Trưởng bị đổi đi đơn vị khác. Bây giờ ở hải ngoại có Tướng Lê Văn Tư là Anh ruột của Đại Tá Lê Văn Năm may ra ông biết rõ vụ buôn lậu còi hụ Long An.Nếu ông biết, ông có thể góp vài chi tiết trong loạt bài nầy mà không ngần ngại giãi tỏa một tiếng đồn, một dư luận của ngày xưa cũ…

Lê Tử Hùng

HOME | Back to Top